Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như “Hạ thảo Đông trùng”(tên trong tiếng Tạng), “Trùng thảo”(tên trong Y học cổ truyền Trung Hoa). Vị thuốc này được hình thành từ hiện tượng ấu trùng(sâu non) của các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm ascomycetes ký sinh. Vì vậy, xét về bản chất thì Đông trùng hạ thảo là một loài nấm sống ký sinh trên ấu trùng bướm. Đây là một một hiện tượng sinh học phức tạp, kéo dài từ mùa đông đến mùa hè.
Tên gọi trong tiếng Tạng “hạ thảo”(cỏ) và “đông trùng”(sâu bọ) rất hợp lý với quá trình sinh học của nó, nơi sâu non của loài bướm từ mùa đông biến thành một loại cỏ vào mùa hè dưới dạng nấm. Việc ghi chép tên gọi này từ thế kỷ XV bởi thầy lang Zurkhar Namnyi Dorje thể hiện sự quan trọng và giá trị của đông trùng hạ thảo trong văn hóa và y học truyền thống của người Tây Tạng.
Quá trình tạo nên đông trùng hạ thảo trong tự nhiên
Quá trình ký sinh diễn ra khi những con sâu non(ấu trùng) này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu.
Đến một giai đoạn nhất định thường là vào mùa hè ấm áp, từ trong ấu trùng, nấm sẽ vươn mình ra khỏi mặt đất, tạo thành thể chùy trông giống như ngọn cỏ, được gọi là thể quả. Sau đó, chúng phát tán hàng triệu bào từ ra ngoài. Các bào tử này lại tiếp tục tìm ký sinh vào ấu trùng(sâu non) để tiếp tục chu trình sống của mình.
Đặc điểm đông trùng hạ thảo tự nhiên
Tổng thể bên ngoài của đông trùng hạ thảo thường có hình dạng giống con sâu, với phần thể quả mọc ra từ đầu sâu như một cành nhỏ, được gọi là thể quả. Khi sấy khô, đông trùng hạ thảo thường mang mùi tanh như cá và khi đốt lên thường có mùi thơm dịu.
Phần thể quả của đông trùng hạ thảo có hình dạng giống như ngón tay, dài khoảng từ 4 đến 11 cm, thường dính liền với phần đầu của sâu non. Phần này rất dẻo dai và có thể dễ dàng tách ra thành từng sợi nhỏ.
Phần sâu non (ấu trùng) của đông trùng hạ thảo có hình dạng giống con tằm, dài từ 3 đến 5 cm và đường kính khoảng từ 0,3 đến 0,8 cm. Bề ngoài của sâu non có màu vàng sậm hoặc nâu vàng. Nó dễ dàng bị gãy, với phần ruột bên trong căng đầy và hơi rỗng ở giữa, có màu trắng ngà. Bề mặt của sâu non có nhiều vằn khía, thường có khoảng từ 20 đến 30 vằn. Sâu non có tổng cộng 8 cặp chân, nhưng chỉ có 4 đôi ở giữa là rõ nhất, trong khi 3 đôi ở gần đầu thường nhỏ và có 1 cặp chân ở đuôi.
Phần đầu của con trùng có màu khác với phần thân, và mắt thường có màu nâu đỏ (đối với loại có nguồn gốc từ Bhutan) hoặc màu vàng (đối với loại có nguồn gốc từ Tây Tạng). Đầu của sâu non thường không lồi mà phẳng.
Đông trùng hạ thảo thường tập trung ở các vùng núi thuộc dãy Himalaya, bao gồm các khu vực của Ấn Độ, Tây Tạng, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam và Cam Túc. Đây là những khu vực có độ cao từ 4000 đến 5000 mét so với mực nước biển, tạo ra điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của loài nấm này.
Sự săn lùng của của con người, cùng với sự khai thác quá mức, ngày nay thì đồng trùng hạ thảo thuần tự nhiên đang ngày càng trở nên quý hiếm. Hiện nay, chỉ còn vùng cao nguyên Tây Tạng và Bhutan là 2 nơi còn khai được chúng, nhưng cũng chỉ với số lượng rất ít.
Đông trùng hạ thảo hiện nay có mấy loại?
Hiện nay, đông trùng hạ thảo được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm xuất xứ, trạng thái và chế phẩm. Từng loại Đông trùng hạ thảo sẽ có chất lượng và giá bán khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến hiện nay:
Phân loại dựa vào nguồn gốc
Đông trùng hạ thảo tự nhiên
Đông trùng hạ thảo từ vùng cao nguyên Thanh Tạng(Cao nguyên Thanh Tạng nằm trải dài trên hai tỉnh Thanh Hải và Tây Tạng ở Tây Bắc Trung Quốc) được coi là một trong những loại đông trùng hạ thảo thuần tự nhiên có giá trị, quý hiếm và chất lượng nhất trên thị trường.
Giá bán đông trùng hạ thảo tự nhiên:
Dạng tươi : có giá từ 1,2 tỷ đồng – 2 tỷ đồng /kg
Dạng khô : trên 2 tỷ đồng/kg
Sự hiếm có và giá trị y học, dược liệu của đông trùng hạ thảo Thanh Tạng đã làm cho nó trở thành một trong những sản phẩm hàng hóa có giá cao nhất trên thế giới.
Đông trùng hạ thảo Nhân tạo
Là loại đông trùng hạ thảo được con người nuôi cấy trong môi trường các phòng thí nghiệm nhằm tối đa hóa hàm lượng dược chất và sản lượng so với nấm Đông trùng tự nhiên. Từ đó giúp khả năng tiếp cận của người tiêu dùng dễ dàng hơn.
Quá trình cấy bào tử nấm Cordyceps militaris được diễn ra trong bình thí nghiệm với nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng được kiểm soát để nấm thể phát triển tốt và có chất lượng đảm bảo như các loại đông trùng hạ thảo tự nhiên.
Giá bán của đông trùng hạ thảo nuôi nhân tạo chênh lệch rất lớn tuỳ thuộc vào nguồn gốc cũng như cơ chế nuôi cấy, giá tham khảo thường khoảng:
- Dạng tươi: 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng/ kg
- Dạng khô: 35.000.000 đồng – 45.000.000 đồng/ kg
Hiện nay, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… đều đã thành công trong việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên cơ thể ấu trùng nhộng tằm hoặc trên các vật chủ khác như hỗn hợp đậu xanh, vỏ trứng, gạo lứt và nhộng tằm xay nhỏ.
Đông trùng hạ thảo bán tự nhiên
Đông trùng hạ thảo bán tự nhiên được nuôi cấy nhân tạo ở giai đoạn đầu, sau đó sẽ được đưa ra ngoài tự nhiên để mô phỏng lại quá trình sinh trưởng của nấm đông trùng trong tự nhiên.
So với đông trùng hạ thảo nhân tạo, đông trùng hạ thảo bán tự nhiên là sản phẩm có dược tính cao gần tương đương với trùng hạ thảo tự nhiên (80-85%).
Đông trùng hạ thảo bán tự nhiên được nuôi cấy trong 2 giai đoạn.
- Ở giai đoạn 1: Nấm Đông trùng sẽ được nuôi trong môi trường nhân tạo cho đến khi hình thành sợi thể.
- Giai đoạn 2: Tiến hành đưa Trùng thảo tra môi trường tự nhiên để sinh trưởng.
Giá thành của loại đông trùng hạ thảo này thường cao hơn nuôi nhân tạo khoảng 20-30% một phần do quá trình nuôi cấy Đông trùng hạ thảo bán tự nhiên đòi hỏi điều kiện môi trường nuôi ngoài tự nhiên khắt khe hơn.
Phân loại dựa vào trạng thái
Dựa vào trạng thái chia đông trùng hạ thảo thành 2 loại
Đông trùng hạ thảo tươi
Đông trùng hạ thảo tươi là dạng đông trùng hạ thảo nguyên chất, không qua bất kỳ quá trình chế biến nào sau khi thu hoạch. Dù là đông trùng hạ thảo tự nhiên hoặc được nuôi trồng, khi đạt độ tuổi trưởng thành và “chín” nhất định, chúng được thu hoạch và gọi là đông trùng hạ thảo tươi.
Thông qua tên gọi “đông trùng hạ thảo tươi”, chúng ta có thể hiểu rằng đây là dạng đông trùng hạ thảo nguyên bản, giữ nguyên tính chất và dinh dưỡng của chúng. Việc sử dụng đông trùng hạ thảo tươi có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với các dạng chế biến khác, vì nó giữ được toàn bộ các hợp chất có trong đông trùng hạ thảo một cách nguyên thủy nhất
Đông trùng hạ thảo Khô
Làm khô là một phương pháp truyền thống và hữu ích để bảo quản các loại dược liệu trong thời gian dài, bao gồm cả đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, Nhiệt độ và quá trình khô có thể làm giảm hoặc thay đổi một số hợp chất quan trọng trong đông trùng hạ thảo. Đối với các hợp chất có tính oxy hóa cao, như các axit amin và các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên, nhiệt độ cao có thể làm giảm hoặc phá hủy chúng, dẫn đến mất mát giá trị dinh dưỡng và hoạt tính của dược liệu.
Do đó, trong quá trình làm khô đông trùng hạ thảo, cần phải kiểm soát nhiệt độ và thời gian một cách cẩn thận để giảm thiểu tác động tiêu cực lên chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, các phương pháp khô khác nhau có thể được áp dụng để bảo toàn giá trị dinh dưỡng và hoạt tính của đông trùng hạ thảo càng tốt
Hiện nay có 3 phương pháp sấy khô hiện đại giúp giữ được giá trị sinh học của đông trùng hạ thảo đó là công nghệ : Sấy nóng, sấy lạnh và sấy thăng hoa.
Nấm Đông trùng hạ thảo Hector khô theo công nghệ sấy thăng hoa có giá bán 900,000đ /hộp x 5gr
Đông trùng hạ thảo dạng Chế Phẩm
Dạng nước
Đông trùng hạ thảo dạng nước là một loại tinh chất dạng lỏng được các nhà sản xuất chiết xuất từ dược liệu đông trùng hạ thảo. Bên cạnh đó, sản phẩm này cũng có thể kết hợp cùng một số loại thảo dược khác để có thể cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe và phù hợp với đa dạng đối tượng sử dụng. Tùy vào từng nhà sản xuất khác nhau mà thành phần nước đông trùng hạ thảo cũng khác nhau.
Đông trùng hạ thảo dạng nước được đóng thành từng chai hoặc gói nhỏ nên rất dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng.
Hiện nay, Sâm Hector có 4 dòng sản phẩm dạng nước đó là : Hector sâm, Hector lite, Hector Collagen, Hector Collagen Plus.
Giá bán :
- Hector Sâm, Hector lite : 450,000 đ/hộp 10 chai x50ml
- Hector collagen : 580,000 đ / Hộp 10 chai x50ml
- Hector Collagen plus : 680,000 đ / hộp 10 chai x50ml
Dạng viên nang
Đông trùng hạ thảo được chế biến thành từng viên nhộng dễ dàng sử dụng. Tuỳ vào nơi sản xuất, cách chế biến và khối lượng hộp mà giá cả khác nhau, trung bình 900.000 – 1.500.000 đồng/hộp.
Đông trùng hạ thảo Hector dạng viên nang hiện nay có giá bán 900,000 đ / hộp 30 viên.
Dạng bột
Bột đông trùng hạ thảo thực chất là một dạng chế phẩm thu được từ quá trình sấy khô đông trùng hạ thảo và sau đó nghiền nát thành dạng bột. Quá trình này giúp giữ được các thành phần dinh dưỡng quý giá trong đông trùng hạ thảo và tạo ra một dạng chế phẩm tiện lợi, dễ sử dụng cho người dùng.
Giá tham khảo dao động từ 150.000 – 500.000 đồng/100g
Mong rằng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức nền tảng về đông trùng hạ thảo. Biết được nguồn gốc và quá trình hình thành, đặc điểm và cách phân loại. Bạn sẽ phần nào hiểu hơn về giá trị lớn lao mà đông trùng hạ thảo đã, đang và sẽ mang lại cho sức khỏe con người. Về công dụng của Đông trùng hạ thảo, mời các bạn đọc tiếp ở bài viết sau đây:
Nguồn: Tổng hợp